say-ca-phe-nen-lam-gi

Say cà phê nên làm gì? 8 tips chữa say cà phê hiệu quả và an toàn

Khác với say rượu hoặc bia, say cà phê là cảm giác khác biệt hoàn toàn. Lúc này, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy say cà phê nên làm gì? Những tips dưới đây mà tn-prop.com chia sẻ sẽ giúp khắc phục tình trạng say cà phê hiệu quả.

I. Say cà phê là gì?

say-ca-phe-nen-lam-gi-1
Say cà phê là tình trạng xảy ra khi hàm lượng caffeine tăng quá cao

Say cà phê là tình trạng xảy ra khi hàm lượng caffeine tăng quá cao so với giới hạn nạp caffeine trung bình của cơ thể, từ đó gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Khi bạn uống cà phê, bạn đã tiêu thụ một lượng caffein nhất định.

Ước tính 400mg/ngày là lượng caffein được khuyến nghị cho người lớn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải uống cà phê vượt quá 400 mg. Ví dụ, đối với một “người mới” chưa bao giờ uống cà phê, giới hạn thích ứng của cơ thể đối với caffeine là thấp. Khi đó, dù chỉ một lượng nhỏ caffeine cũng có thể khiến họ xuất hiện tình trạng say cà phê.

Một số dấu hiệu say cà phê:

  • Lo lắng, bồn chồn không vì lý do gì
  • Phấn khích hoặc hồi hộp quá mức
  • Tim đập nhanh
  • Dạ dày nôn nao cồn cào
  • Tay run hoặc tiết nhiều mồ hôi
  • Đỏ mặt
  • Khó thở hoặc thở dốc
  • Mất ngủ
  • Cơ bắp co giật
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn hoặc đau bụng
  • Tâm lý kích động

Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ xuất hiện các triệu chứng say cà phê khác nhau. Tựu chung, khi say cà phê sẽ bị khó thở, chóng mặt, run tay, suy hô hấp và thậm chí là tử vong do nạp lượng caffeine quá mức.

II. Say cà phê nên làm gì?

1. Uống nhiều nước

say-ca-phe-nen-lam-gi-4
Uống nhiều nước giúp đào thải ra ngoài theo nước tiểu

Caffeine thấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Do đó, cách đơn giản nhất là chịu khó uống nhiều nước lọc nhất có thể, khoảng 1-1,2 lít nước lọc để thanh lọc nhanh bù lại lượng khoáng chất đã mất.

2. Uống nước cam

say-ca-phe-nen-lam-gi-3
Uống nước cam để hòa tan caffeine

Nước cam chứa nhiều vitamin C, vừa được pha thêm nước để hòa tan caffeine, vừa bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất. Đây là một cách hiệu quả để cải thiện các triệu chứng ngộ độc cà phê.

3. Dung nạp tinh bột 

Dung nạp tinh bột bổ sung cũng là một cách hay để khắc phục tình trạng say cà phê. Tinh bột đi vào dạ dày tạo thành lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi bị tổn thương và giúp cafein bão hòa. Giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại cân bằng và cảm thấy thoải mái hơn.

4. Uống nước chanh mật ong 

Chanh và mật ong là những biện pháp tự nhiên dễ tìm và dành cho ai đang không biết say cà phê nên làm gì. Chứa nhiều vitamin và chất kháng khuẩn, một ly nước chanh ấm pha mật ong, cơn mệt mỏi sẽ tan biến ngay lập tức.

Chuẩn bị công thức: nửa quả chanh, 200-300ml nước ấm, một thìa nhỏ mật ong. Bạn có thể uống khi say hoặc vào các thời điểm đều đặn hàng ngày. Nếu uống hàng ngày, bạn sẽ luôn được bổ sung các chất có lợi giúp nâng cao giới hạn của cơ thể và chống say cà phê tốt hơn trong mọi tình huống.

5. Uống trà gừng

say-ca-phe-nen-lam-gi-2
Trà gừng thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc

Trà gừng được biết đến với khả năng làm ấm cơ thể, điều hòa huyết áp và thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc. Trà gừng có thể ức chế và giảm hàm lượng caffein khiến bạn say. Khi cơ thể dần nóng lên và toát mồ hôi (sau khoảng 15-20 phút), bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn và thoát khỏi cảm giác khó chịu trước đó.

6. Xông hơi nước nóng

Tương tự như cách trị cảm lạnh, xông hơi nước nóng cũng là một cách trị say cà phê giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đun nước sôi, đổ ra chậu nhỏ, trùm chăn ngồi trong không gian kín, áp sát mặt… Giữ nguyên trong khoảng 15-20 phút cho đến khi mồ hôi ra nhiều và hơi ẩm ngừng bốc hơi.

Xông hơi nóng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp thư giãn cơ thể và tinh thần, giảm căng thẳng cho hệ thần kinh và cơ bắp. Đây thực sự là một cách cực kỳ đơn giản và hiệu quả để chống nôn nao trong mọi tình huống.

7. Vận động nhiều hơn

Khi gặp các triệu chứng ngộ độc cà phê, bạn nên đứng dậy và vận động nhẹ hoặc một số động tác thể dục đơn giản. Hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp tiêu hao lượng caffeine hấp thụ và làm giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày.

8. Hít thở đúng cách

Cách hít thở đúng sẽ hiệu quả hơn đối với những trường hợp say cà phê nhẹ với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt. Chỉ cần thực hiện liên tiếp vài lần các động tác thở đúng sau đây, bạn sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường:

  • 4 giây đầu tiên: Hít vào thật sâu bằng mũi
  • 7 giây tiếp theo: Giữ hơi thở lại bên trong phổi
  • 8 giây: Thở ra từ từ qua miệng

III. Lưu ý khi bị say cà phê

say-ca-phe-nen-lam-gi-5
Nên sử dụng cà phê với hàm lượng vừa đủ

1. Uống cà phê điều độ

Mỗi lần uống cà phê, hãy dùng một lượng cà phê vừa đủ và uống chia làm nhiều lần. Có thể pha với nước lọc và sữa đặc để hạn chế tăng đường. Bạn chỉ nên uống cà phê vào buổi sáng, vì lúc này dạ dày chưa rỗng, hạn chế ngộ độc cà phê.

2. Không uống cà phê cùng với thuốc 

Sử dụng cà phê cùng với thuốc làm tăng khả năng xảy ra các tác dụng phụ như ngộ độc, phản ứng thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc. Thời gian uống thuốc và uống cà phê nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

3. Không uống cà phê với đồ uống có cồn hoặc nước tăng lực 

Bản thân cà phê là một chất kích thích, dùng chung với các loại nước tăng lực khác có thể làm tăng hưng phấn quá mức và ức chế tinh thần trong thời gian dài. Nguy hiểm hơn, phản ứng này kích thích mạch máu giãn ra, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, tăng áp lực lên tim, gây hại cho sức khỏe.

IV. Kết luận

Cà phê là một thức uống thơm ngon nhưng có khả năng gây nghiện và dễ say khi uống không đúng cách. Với những thông tin mà chuyên mục đồ ăn chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn đọc biết say cà phê nên làm gì.